Thứ Tư, 17 tháng 12, 2008

Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi năm 2008


Từ ngày 4 đến 5 tháng 9 năm 2008, tại Viện Chăn nuôi đã diễn ra Hội nghị Khoa học năm 2008
Hội nghị đã chia thành 5 tiểu ban chuyên đề là Tiểu ban giống gia súc, Tiểu ban giống gia cầm, Tiểu ban thức ăn và dinh dưỡng, Tiểu ban Công nghệ sinh học và Tiểu ban các vấn đề khác.


Trình bày tại Hội nghị có tổng cộng 109 báo cáo, trong đó 23 báo cáo về giống gia súc, 25 báo cáo về giống gia cầm, 26 báo cáo về thức ăn và dinh dưỡng, 8 báo cáo về công nghệ sinh học, và 27 báo cáo về các vấn đề khác.

Tổng kết tại Hội nghị, PGS-TS Hoàng Văn Tiệu, Viện trưởng đánh giá, các báo cáo đều có chất lượng khá tốt phản ánh sự nghiêm túc và cố gắng trong nghiên cứu của đội ngũ các nhà khoa học Viện. Có rất nhiều nghiên cứu được đề nghị là tiến bộ kỹ thuật đưa vào sản xuất.
Ông cũng biểu dương và khích lệ các nhà nghiên cứu trẻ đã có những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học trong năm 2007.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, với số lượng báo cáo nhiều như vậy được trình bày trong thời gian 2 ngày là quá ít, và đề xuất ý kiến, theo đó, từ năm sau nên khống chế số lượng báo cáo và thời gian dành cho thảo luận nhiều hơn nữa, như vậy chất lượng hội nghị khoa học sẽ tốt hơn.



Tại hội nghị này đã có 95 báo cáo và 12 thông báo khoa học được trình bày (19 báo cáo và 4 thông báo thuộc lĩnh vực nghiên cứu giống gia súc1; 23 báo cáo và 02 thông báo thuộc lĩnh vực nghiên cứu giống gia cầm, thuỷ cầm; 25 báo cáo và 01 thông báo thuộc lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi; 5 báo cáo và 01 thông báo thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học và 23 báo cáo và 04 thông báo thuộc lĩnh vực các vấn đề khác). Các báo cáo được xắp xếp trình bày tại 5 tiểu ban:
1. Các báo cáo tại Tiểu ban giống gia súc gồm: (19 báo cáo)
• 4 báo cáo về giống lợn
• 5 báo cáo về giống bò sữa, bò thịt
• 2 báo cáo về giống trâu
• 7 báo cáo về dê, cừu, thỏ
• 1 báo cáo về ngựa
2. Các báo cáo tại Tiểu ban giống gia cầm, thuỷ cầm gồm: (23 báo cáo)
• 11 báo cáo về giống gà
• 9 báo cáo về giống vịt9
• 3 báo cáo về giống ngan
3. Các báo cáo tại Tiểu ban Dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm: (25 báo cáo)
• 2 báo cáo về probiotic
• 3 báo cáo về tạo nguồn thức ăn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thức ăn cho vật nuôi
• 10 báo cáo về đánh giá giá trị DDTA vật nuôi
• 7 báo cáo về cây TA vật nuôi
• 3 báo cáo về mức dinh dưỡng và khẩu phần
4. Các báo cáo tại tiểu ban công nghệ sinh học: (5 báo cáo)
• 5 báo cáo liên quan đến công nghệ sinh học
5. Các báo cáo tại tiểu ban các vấn đề khác gồm5: (23 báo cáo)
• 12 báo cáo về kỹ thuật nuôi dưỡng và các giải pháp tổng hợp phát triển chăn nuôI, xử lý môi trường
• 2 báo cáo về kinh tế và hệ thống chăn nuôi
• 1 báo cáo về quỹ gen và và động vật quí hiếm
• 1 báo cáo liên quan đến kỹ thuật ấp trứng gia cầm và đà điểu
• 3 báo cáo về phòng bệnh gia súc
• 4 báo cáo về chế biến sản phẩm chăn nuôi và VSATTP

Kết quả đánh giá của hội đồng KHCN viện chăn nuôi
(Chỉ đánh giá 95 báo cáo khoa học)

• Về giá trị khoa học:
Xuất sắc: 3 (3,2%)
Khá: 92 (96,8%)
Đạt: 0
Không đạt: 0
• Về giá trị ứng dụng trong sản xuất và nghiên cứu
TBKT: 18 (18,9%)
Sản xuất thử: 22 (23,2%)
Tiếp tục nghiên cứu: 54 (56,8%)
Không tiếp tục nghiên cứu: 1 (1,1%)


Nhận xét đánh giá chung
ưu điểm

+ Các báo cáo in ấn rõ ràng, được đóng quyển nghiêm túc.
+ Các phiếu đánh giá được chuẩn bị khá chu đáo, tạo điều kiện cho Hội đồng làm việc có hiệu quả hơn. Cách phân loại theo thang điểm là một hình thức đánh giá tốt và chuẩn xác.
+ Mỗi báo cáo đều có bài phản biện của nhà khoa học chuyên sâu về vấn đề đó nên đã trợ giúp rất nhiều cho Hội đồng.
+ Nhìn chung các báo cáo được chuẩn bị tốt, ngắn ngọn, rõ ràng thể hiện sự cố gắng tiến bộ rõ rệt của các nhà khoa học Viện Chăn Nuôi (đặc biệt với các nhà khoa học trẻ).
+ Nhìn chung các báo cáo đã nêu được tính cấp thiết của đề tài, có cơ sở khoa học cũng như phương pháp nghiên cứu chuẩn xác; nội dung nghiên cứu phù hợp với mục tiêu đề tài và đã gắn kết được nội dung nghiên cứu với thực tiễn sản xuất. Vì vậy kết quả thu được là rất có giá trị trong thực tiễn sản xuất.
+ Phần lớn các báo cáo được viên trình bày khá mạch lạc, rõ ràng.
+ Thảo luận sôi nổi, nhiều câu hỏi và gợi ý mang tính xây dựng cao.
+ Việc chia làm 5 hội đồng giống gia suc, giống gia cầm, thức ăn và dinh dưỡng; Công ngyhệ sinh học và các vấn đề khác đã tạo điều kiện cho đánh giá các kết quả nghiên cứu của các đề tài một cách khách quan hơn.
+ Nét đặc biệt trong các báo cáo năm nay là:
- Vấn đề nghiên cứu ứng dụng ra sản xuất đã được quan tâm và đạt kết quả khá nổi bật như đã chuyển giao được hàng trăm ngàn con giống vật nuôi chất lượng cao phục vụ sản xuất.
- Các nghiên cứu dinh dưỡng tập trung nhiều vào xác đinh giá trị dinh dưỡng thức ăn bằng các phương pháp hiện đại, đó là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam sẽ mở ra triển vọng tự sản xuất thức ăn HH từ nguyên liệu trong nước, với Chất lượng cao, giá thành rất rẻ. Những nghiên cứu về hệ thống đánh giá năng lượng thuần; Protein tiêu hoá ở ruột: đây là nội dung nghiên cứu mới, đã xử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, chính xác hơn, kết quả của nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho nuôi dưỡng gia súc nhai lại đặc biệt trong chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao hơn. Các nghiên cứu về chế biến phụ phẩm công nông nghiệp cũng có chuyển hướng rõ nét, đã chủ động tập trung xử dụng chế phẩm vi sinh vật có ích phân lập được tại Việt Nam để bổ sung vào nguyên liệu cần chế biến.
- Các báo cáo các vấn đề khác đã tập trung nghiên cứu các giải pháp có tính tổng hợp để xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại cũng như chăn nuôi trong các hộ nông dân.

Những tồn tại:

- Một số báo cáo còn quá dài; trình bày còn nặng tính liệt kê kết quả, bị động với các số liệu trên bảng chiếu, chưa tập trung cho nhận định, bình luận vì vậy tính thuyết phục chưa thật cao.
- Hầu hết các báo cáo tập hợp từ nhiều bộ phận phối hợp, chưa thể hiện được tính logic trong giải quyết vấn đề nên tính thuyết phục không cao.
- Còn một số đề tài chưa kết thúc nhưng vẫn báo cáo.
- Quỹ thời gian dành cho thảo luận còn ít.
- Các đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc kế hoạch nội báo cáo về phòng khoa học điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho ban tổ chức hội nghị.

Kế hoạch sau Hội nghi khoa học

Để có cơ sở khoa học đề xuất và đề nghị Bộ công nhận các tiến bộ kỹ thuật năm 2007 cũng như đề xuất các nội dung đề nghị cho sản xuất thử năm 2009. ngay sau khi Hội nghị khoa học, Viện Chăn nuôi đã có công văn yêu cầu các đơn vị có báo cáo được Hội đồng KHCN các Tiểu ban đánh giá là “Tiến bộ kỹ thuật” hoặc “Sản xuất thử “,căn cứ vào hướng dẫn tại quyết định số 86c/2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng 8 năm 2008 hoàn thành các văn bản đề nghị công nhận “Tiến bộ kỹ thuật” hoặc “Sản xuất thử “ để trình Hội đồng KHCN Viện Chăn nuôi (dự kiến họp ngày 18/9/2008) xem xét và chính thức đưa vào danh mục “Tiến bộ kỹ thuật” hoặc “Sản xuất thử “ trình Bộ phê duyệt.

Theo TS Phạm Sỹ Tiệp, Trưởng phòng Khoa học Viện Chăn nuôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét