Trở về

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

50 năm Viện Chăn nuôi: Sự kiện và con người (phần 6)

.

Nh÷ng bƯ­íc ®i kú diÖu

      KS. Võ Văn Trị

Nguyên Trưởng Bộ môn nghiên cứu Đồng cỏ – Viện Chăn nuôi

            Đến với công tác nghiên cứu khoa học chăn nuôi vào những năm 1960-1961, ít ai có được may mắn như tôi là ngay từ khi mới bước vào nghề lại được chính nguyên Viện trưởng Viện Chăn Nuôi thú y Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh lúc bấy giờ là Vụ trưởng Vụ quản lý khoa học kỹ thuật trực tiếp định hướng, động viên và dìu dắt. Chính nhờ đó mà cả cuộc đời công tác của tôi đã gắn liền với nghiên cứu khoa học chăn nuôi với một niềm đăm mê thực sự.

            Là một cán bộ nghiên cứu chuyên môn về thức ăn đồng cỏ suốt hơn 30 năm qua. Trong bối cảnh tổ chức ngành nông nghiệp trải qua nhiều lần thay đổi về hình thức và hệ thống tổ chức, với nhiều thế hệ lãnh đạo, cũng đồng thời kéo theo nhiều khuynh hướng, quan điểm và phương pháp chỉ đạo, song Viện Chăn Nuôi vẫn vững vàng tồn tại, trưởng thành và thực tế chứng minh rằng Viện đã trở thành một tổ chức có uy tín lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất.
            Đầu những năm 1960 của thế kỷ 20 chăn nuôi bò sữa còn quá nhỏ bé để được gọi là một ngành, chúng ta đã từng ước mơ được ứng dụng tinh đông viên, tinh cọng rạ, tiếp theo đó Viện Chăn Nuôi đã sớm đưa kỹ thuật di thực phôi vào sản xuất và ngày nay lại là thực hiện thành công việc tách phôi, cùng với các tiến bộ kỹ thuật khác và các chủ trương chính sách tương ứng đã làm cơ sở vững chắc để đẩy mạnh tốc độ phát triển đàn bò sữa nước ta.
            Năm 1975 khi tiếng súng chiến thắng  ở tây Nguyên chưa ngừng hẳn, tập đoàn cỏ giống từ cơ sở của Viện đã theo hậu cần quân đội vào vùng mới giải phóng, khi tiếng súng chiến trường chuyển dần vào cực nam, cỏ giống lại được đóng gói theo xe vào Phú Yên, Khánh Hoà, Sài Gòn vừa giải phóng cỏ giống lại được máy bay chuyển từ Sân bay Gia Lâm vào Tân Sơn Nhất, có lẽ ít có hình ảnh nào đẹp hơn để miêu tả về hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của Viện Chăn Nuôi chúng ta (*).
            Trong tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh còn ác liệt, chưa hề có một nền công nghiệp phục vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất chăn nuôi, cuối thập kỷ 60 (thế kỷ 20), cán bộ thí nghiệm chúng ta đã phối hợp chế tạo thành công hàng rào điện dùng trong nghiên cứu thí nghiệm và sản xuất chăn nuôi để chăn thả luân phiên đàn bò sữa.
            Viện Chăn Nuôi đã trở thành cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ cán bộ khoa học có năng lực chuyên môn vững vàng, đặc biệt là lớp cán bộ trẻ ngày nay, họ được trang bị kiến thức toàn diện và cơ sở vật chất hiện đại đã và sẽ làm nên nhiều điều kỳ diệu.
            Vẫn một niềm mong mỏi tha thiết với công tác nghiên cứu khoa học, tôi xin có vài ý kiến:
            - Ta chỉ mới nhấn mạnh thâm canh cỏ thu cắt để gia súc được ăn cỏ mà còn ít quan tâm đến bãi chăn để gia súc được gặm cỏ, vì tỷ lệ gia súc chăn thả lớn hơn rất nhiều lần so với gia súc nuôi  chuồng cho dù bãi chăn thả đó  ở bất cứ loại hình nào.
            - Khuynh hướng độc canh cây ăn qủa, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, kể cả những đơn vị chăn nuôi đang ngày càng thu hẹp dần diện tích giành cho chăn nuôi. Vì vậy, càng cần phải nghiên cứu đồng bộ các hệ thống nông lâm kết hợp (agro forestry systems), hệ thống vườn cây thảm cỏ (Horti pastural systems), hệ thống rừng cây trang trại (Farm forestry systems), hệ thống rừng cỏ tự nhiên và thảm cỏ cây rừng (Silvipastoral forestry and Forage forestry systems) nhằm tạo thế cần bằng sinh thái (Ecological balance) để đạt được tổng lượng sinh khối (biomass) cao nhất, sử dụng có hiệu quả nhất diện tích đất giành cho chăn nuôi.
(*)Cùng phối hợp với Đoàn Cn, Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Võ Hồng Huê Cục Chăn Nuôi, Chính phủ cách mạng miền Nam trước đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét