Trở về

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

50 năm xây dựng và phát triển Viện Chăn nuôi: Những nhân vật tiền bối (phần 6)

VIỆN CHĂN NUÔI - NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP NHẤT TRONG ĐỜI TÔI
PGS.TS. Đinh Hồng luận

Nguyên Phó Viện trưởng – Viện Chăn Nuôi

Nguyên Tổng giám đốc Công ty chăn nuôi



Tôi tốt nghiệp đại học Nông nghiệp I Hà Nội năm 1961, hơn 5 năm công tác tại Ty Nông nghiệp tỉnh Thái Bình, gần 5 năm học  ở Đại học Ngoại ngữ và Nghiên cứu sinh  ở  Mockba Liên Xô.

Năm 1971 – là Tiến sĩ khoa học nông nghiệp – về nước sau hơn 3 năm công tác tại Ban Kinh tế Nông nghiệp Miền Núi và vùng kinh tế mới TƯ. Tháng 9/1974-1980 công tác tại Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc gia, là Phó Viện trưởng (1976-1980) phụ trách các công tác: Nghiên cứu khối gia súc nhỏ, xây dựng cơ bản; là Đảng uỷ viên phụ trách công tác thanh niên.

Những năm công tác tại Viện, tuổi 35-40 tràn đầy niềm hạnh phúc, niềm đam mê trong công tác nghiên cứu khoa học, tôi được sự dìu dắt của lớp đàn anh, phối hợp nghiên cứu với tập thể lớp trẻ đầy nhiệt tình hăng hái. Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Viện, sự nỗ lực và sáng tạo của bản thân, tôi đã được vinh dự đóng góp một phần nhỏ vào thành tích to lớn của Viện hôm nay.

Với nhiệm vụ được phân công – tiếp tục chỉ đạo Bộ môn nghiên cứu về lợn, Bộ môn nghiên cứu về gia cầm, hoàn thành đề tài lai tạo giống mới  ở giai đoạn cuối và đã được Nhà nước công nhận giống mới như: Giống lợn ĐBI do PTS Phạm Hữu Doanh chủ trì; Giống lợn BSI do GS.TS. Trần Thế Thông chủ trì; Giống gà Rhode Ri do PGS.TS. Bùi Quang Tiến và TS nữ Hoài Tao chủ trì. 

Đã hoàn thành một số đề tài nghiên cứu khác như: Nuôi thích nghi giống thỏ California và Tân Tây Lan do Trại nghiên cứu thỏ Ba Vì chủ trì; nhân giống gà Ri, vịt Cỏ, gà  Lerghorn, vịt Bắc Kinh do TS. Trần Công Xuân chủ trì; nuôi thích nghi giống ngỗng Rheinland do PGS.TS. Nguyễn Đăng Vang chủ trì.

Ngoài ra, tôi còn được lãnh đạo Viện phân công trực tiếp chủ trì hai đề tài: Lai kinh tế giữa các giống lợn và nghiên cứu nuôi thích nghi các giống lợn ngoại tại Việt Nam .

Tôi đã tiến hành nghiên cứu so sánh và tổng kết 12 cặp lai kinh tế lợn:

            1. Lai kinh tế: Nội x Nội – Lợn I x Lợn Móng Cái (MC)

Trong điều kiện nuôi dưỡng ổn định, khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn lai cao hơn thuần 5-10%. Lợn nái lai này dùng làm nền lai kinh tế với đực ngoại có chọn lọc tốt – tăng năng suất 140-155%.

            2. Lai kinh tế: Lợn Nội x Lợn Ngoại
ĐựcĐB (Yorkshire)
x nái I
Đực ĐB (Yorkshire)
x nái MC
Đực LR
x nái I
Đực LR
x nái MC
Đực Duroc
x nái I
Đực Duroc
x nái MC
Đực DE
x nái I
Đực DE
x nái MC
Đực Cornwall
x nái I
Đực Cornwall
x nái MC
Chú thích: Lợn ĐB (Yorkshire), LR (Landrace), Duroc Cu Ba gốc Canada, lợn DE (CHDC Đức), lợn Cornwall gốc Hungari.

            3. Lai kinh tế ngoại X ngoại LR x ĐB (Yorkshire)

Kết quả nghiên cứu đã báo cáo trước Hội đồng Khoa học Bộ và Hội nghị Tổng kết 10 năm thành lập Viện 1969-1979, được Hội đồng Khoa học Bộ cho phép áp dụng và sản xuất và đã được đăng trong các tạp chí khoa học vủa Viện và Nhà nước.

Năm 1976-1978 được lãnh đạo Bộ và Viện phân công trưởng đoàn điều tra cơ bản gia súc, gia cầm các tỉnh phía Nam - đã phối hợp với các khoa chăn nuôi và thú y của các trường Đại học và Trung cấp nông nghiệp phía Nam, cán bộ Vụ Chăn nuôi thường trực phía Nam cùng làm, đạt và vượt kết quả yêu cầu đề ra. Kết quả điều tra đã báo cáo trước Hội nghị khoa học cuối 1978 do Bộ trưởng phụ trách Khoa học kỹ thuật Bộ Nông nghiệp Nghiêm Xuân Yêm chủ trì. Các kết quả nghiên cứu và điều tra trên đã góp phần đề xuất định hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng sau ngày giải phóng của các tỉnh phía Nam và cả nước.

Được Bộ và Viện phân công tiếp nhận hai đàn lợn ngoại do Chính phủ Cu Ba viện trợ, mỗi đàn trên dưới 200 con vào những năm 70 và 80 gồm 3 giống Yorkshire, Landrace và Duroc, tôi đã là chủ trì chính, nghiên cứu nuôi thích nghi đàn lợn này cùng với cán bộ của Bộ môn nghiên cứu về lợn tai trại lợn Mỹ Đức – Hà Tây và trại lợn Thuỵ Phương – Hà Nội thuộc Viện Chăn Nuôi (1970), trại lợn Xí nghiệp chăn nuôi Đông Á phía Nam (1980).

Hàng vạn con lợn giống được chọn lọc từ các cơ sở nhân giống trên đã được phân phối cho các trại chăn nuôi lợn giống trong cả nước, phục vụ cho chương trình lai kinh tế lợn và nhân giống thuần ngoại cao sản, phục vụ cho chương trình nạc hoá đàn lợn, góp phần tích cực tăng nhanh năng suất, tăng chất lượng và sản lượng thịt lợn cả nước, phục vụ cho nhân dân và xuất khẩu.

Trong xây dựng cơ bản, đã góp phần tham gia quy hoạch mặt bằng Viện nghiên cứu chăn nuôi. Tham gia trình Nhà nước duyệt thiết kế và chỉ đạo thi công nhà cao tầng nghiên cứu chính của Viện, khu nuôi lợn nái 500 con, khu nuôi gia cầm và nhà ấp trứng Nhật, trại thỏ Ba Vì. Cùng lãnh đạo Viện làm việc với Uỷ ban tỉnh Sông Bé xin 1000 ha đất để xây dựng Trung tâm nghiên cứu trâu sữa của Viện đặt  ở phía Nam.

Công tác lãnh đạo Đoàn thanh  niên: Tôi đã thành lập và duy trì hoạt động “Câu lạc bộ khoa học trẻ”. Mời các cán bộ đàn anh để trao đỏi nghiệp vụ cách lập sơ đồ các thí nghiệm nghiên cứu sinh học, quá trình theo dõi, thu thập số liệu và tổng kết, nghiệm vụ kết quả, học ngoại ngữ, báo cáo khoa học, nghe báo cáo ngoại khoá về thành tựu khoa học sinh học thế giới, trong nước. Vận động thanh niên nòng cốt trong phong trào thể dục thể thao, nếp sống mới, trị an và tập quân sự sẵn sàng chiến đầu bảo vệ tổ quốc. Chú ý bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và hướng phấn đấu trở thành Đảng viên trẻ.

Trong thời gian công tác  ở Viện, tôi đã phát huy tối đa sự liên kết phối hợp nghiên cứu giữa Viện, các trường Đại học Nông nghiệp, khoa Sinh Đại học Sư Phạm Hà Nội, Viện Sinh hoá, Hoá sinh người và động vật, các Công ty chăn nuôi và một số xã, huyện trọng điểm chỉ đạo của Bộ về thâm canh trồng trọt chăn nuôi.

Năm 1980-1999, tôi được Bộ điều động làm Tổng giám đốc Công ty Chăn nuôi. Tôi vẫn luôn luôn duy trì và phát huy sự phối hợp trên nghiên cứu khoa học, đào tạo và đưa tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất như:

+ Những năm 80, củng cố và xây dựng hoàn thiện 4 trại lợn Móng Cái quy mô 200-500 nái, cung cấp trên dưới 10.000 con giống phục vụ chương trình Móng Cái hoá đàn lợn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Trung du các tỉnh phía Bắc, miền Trung, đẩy mạnh thụ tinh nhân tạo và lai kinh tế lợn.
+ Những năm 90, củng cố và xây dựng 6 trại lợn và Xí nghiệp lợn giống ngoại quy mô 100-1.000 nái đã cung cấp hàng vạn con lợn giống ngoại cao sản các loại phục vụ đẩy mạnh lai kinh tế, hai, ba máu, lai kinh tế ngoại x ngoại, đẩy mạnh chương trình nạc hoá đàn lợn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát động.

Trong thời gian  ở Viện và Công ty Chăn nuôi tôi đã viết và đăng 32 bài báo liên quan đến kết quả công trình nghiên cứu khoa học; Chủ trì tham gia biên soạn phương pháp đánh số tai lợn TCVN -3807-83 Bộ Nông nghiệp; Chủ trì biên soạn quy trình thụ tinh nhân tạo lợn QTN -CN 66-83 Bộ Nông nghiệp; Chủ trì một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: 02B-01-02 (1980-1990) về giống gia súc, KN 02-01 (1990-1995) về chăn nuôi, đề tài nhánh thuộc đề tài KN02 -03 về lai kinh tế 3 máu ngoại x ngoại. Ngoài ra, tôi còn chủ trì đề tài cấp ngành “Nghiên cứu liên kết kinh tế trên địa bàn huyện” (1981-1983).

Về công tác đào tạo, tôi đã tham gia trên 40 Hội đồng khoa học chấm luận án thạc sĩ, tiến sĩ cấp Nhà nước; hướng dẫn làm luận án tốt nghiệp kỹ sư cho 32 sinh viên; hướng dẫn 10 nghiên cứu sinh hoàn thành luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ và trực tiếp hướng dẫn 2 đồng chí hoàn thành luận văn Tiến sĩ khoa học chăn nuôi và Tiến sĩ kinh tế chăn nuôi.

Với kết quả trên tôi được Nhà nước phong PGS năm 1984 và vinh dự cùng 10 đồng chí cán bộ của Viện được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về đóng góp khoa học trong công trình nghiên cứu lợn lai có năng suất và chất lượng cao  ở Việt Nam.

Thời gian được công tác  ở Viện Chăn Nuôi quốc gia là những kỷ niệm đẹp nhất của đời tôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét