Trở về

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

50 năm Viện Chăn nuôi: Sự kiện và con người (phần 4)

.

CH¨n nu«i – nghÒ vµ nghiÖp cña chóng t«i

 KS. Vũ Kính Trực

Hội Chăn nuôi Việt Nam


 
I. “Tôi ra đây . . . xin phép được xưng danh”
 
Bắt đầu một tích chèo  (hoặc đơn giản, chỉ là một vai diễn) thì việc đầu tiên là “Xưng tên Họ”. Tôi nhận viết ít dòng, góp phần kể về “một tích xưa” : Lịch sử và quá trình 50 năm hoạt động của Viện Chăn Nuôi (1952-2002). Vì vậy mà cũng bắt chước “xưng danh” (xin thông cảm cho tôi, để chỉ mong giới thiệu về bối cảnh lịch sử). Lấy đầu đề bài này “Nghề và nghiệp của chúng tôi là Chăn nuôi” vì cả hai vợ chồng chúng tôi đều là  cán bộ chăn nuôi, và được phối hợp, phục vụ công tác nghiên cứu chăn nuôi, với Viện Chăn Nuôi nói riêng nữa.
1. Tôi là một “Thú y Trung học sĩ xuất thân”. Nói như vậy, cũng là có phần tức khí phải nói, vì lúc bấy giờ có chuyện đào tạo, ra trường với danh xưng thật kêu “Thú y Đại học sĩ”, nghĩa là trên Cao đẳng, tiệm cận với Đại học (nhưng Pháp không công nhận là Bác sĩ). Còn bọn chúng tôi, cũng dỡ giăng dở đèn chưa hẳn là Cao Đẳng (để vào ngạch tham sự); mang tên Trường Trung học Thú – Ngư thì xếp vào ngạch Cán sự 7B. Tự xưng một tý thú y Trung học sĩ để lấy “một tý oai”, hay cũng là một cách tự hào. Học 2 năm, khoá I mở tại Thanh Hoá, do Thú y Đại học sĩ Trịnh Văn Thịnh (lúc đó là Phó Tổng giám đốc Nha Thú – Ngư, được cử làm hiệu trưởng. Khoá I chúng tôi gồm 40 người, trong số này, một số đã là cán bộ thú y hoạt động trong ngành từ trước cách mạng, một số khác như tôi, là học sinh tốt nghiệp phổ thông thi tuyển vào.
Khoá I và II đào tạo được 60 người (về sau, có một số Trường lớp chăn nuôi khác nữa).
2. Suốt đời tôi theo nghề chăn nuôi và tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật với thời gian khá nhiều nhưng lại không một ngày nào được thực sự làm quân  ở Viện Chăn Nuôi cả. Từ 1949 đến 1950  ở Ban Canh Nông Tuyên Quang 1951-1952  ở Nha Thú Ngư (lúc này Nha chính còn gọi là “Nha tổng” đã dời ra Việt Bắc); 1953-1954  ở Vụ sản xuất Nông nghiệp – phòng Chăn nuôi: 1961-1990  ở Bộ Nông nghiệp (Vụ Chăn Nuôi, Cục giống và sữa, Tổng Cục Chăn Nuôi, Cục Chăn Nuôi Thú y). Từ 1955-1960, đi học  ở Liên Xô về nước làm chăn nuôi đích thực: chỉ đạo xây dựng và quản lý cơ sở giống gia súc và thực hiện nghiên cứu, thực nghiệm phối hợp với Viện Chăn Nuôi về công tác giống và thụ tinh nhân tạo lợn, bò.
3. Cả đời tôi được gọi là ANH rồi CHÚ: Tương tự như “anh binh nhì bộ đội cụ Hồ” tôi tự hào được gọi là Anh, được dân mến, bạn thương. Ngoài xã hội, có nghịch lý khác: đã lên Quan Vụ, 30, 40 tuổi thì được phong (hoặc tự xưng) là Cụ rồi (Bác thường trực cơ quan thản nhiên trả lời khách đến làm việc, là chờ đấy, các Cụ đang bận). Được làm cán bộ lãnh đạo, chỉ cần 40 tuổi thì được tôn là Bác (là một sự tôn trọng, và các cháu gái gọi thế cho dễ xử, vẫn dễ thương).
Tôi kể vui vui thế, chủ yếu là xin mọi người thông cảm: tôi chỉ là một chiến binh thứ thiệt, nên khi kể chuyện xưa xưa, tất yếu  trình độ vẫn tầm nhìn có mặt hạn chế.
Và, với đôi điều “trích ngang” trên, với tôi và theo tôi, có lẽ lại là hay, vì với người có làm việc nghiên cứu nhưng đứng ngoài tổ chức Viện, thì hy vọng có thể có được sự nhìn nhận (và bổ sung) khách quan chăng.
II. Viện Chăn Nuôi ra đời năm 1952 là bức xúc và cần thiết, đánh dấu một sự chín muồi trong ngành ta
1. Việt Nam  theo tôi có thể chia ra 04 thời kỳ về phần việc nghiên cứu chăn nuôi. 
Từ 1952 đến 1960, là thời kỳ đầu tiên: Lúc này, bên cạnh chăn nuôi và đồng hành là phần việc thú y. Xuống địa phương cơ sở, nếu chỉ làm một việc thú y hoặc chăn nuôi riêng lẻ là không thể làm được việc gì cả. Nhà Chăn nuôi tách ra một bộ phận, hình thành nên Phòng chăn nuôi trong Vụ sản xuất nông nghiệp; bộ phận khác thì hình thành Viện Chăn Nuôi (nhưng vẫn có những cơ sở chế vac xin và thuốc thú y không trực thuộc Viện Chăn Nuôi). Chính Phòng chăn nuôi thuộc Vụ sản xuất nông nghiệp, ngay từ ban đầu, đã tham gia không ít vào phần việc nghiên cứu chăn nuôi, vừa là ghé vai chia sẻ, cũng là khả năng quyền lực của bộ phận này (lúc bấy giờ) đối với địa phương, mới có thể làm được nghiên cứu rộng rãi và “ăn liền”
Vâng, đã có một thời kỳ rầm rộ thực hiện chỉ đạo (vừa nghiên cứu): chống rét cho trâu bò mỗi khi đông đến; phong trào kết ướt phòng toi gà; điều tra xây dựng kỹ thuật nuôi lợn nái, nuôi thỏ (ở một số tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang); chuồng lợn hai bậc, để vừa lấy phân bón ruộng vừa là vệ sinh môi trường và kể cả phong trào một thời sôi nổi: cắt tai, cắt đuôi, cắt tuyến giáp trạng với lợn (du nhập từ Trung Quốc về). Sau 1960, thời kỳ thứ hai: thực sự đã có việc nghiên cứu chăn nuôi với ranh giới rõ ràng hơn, một số việc làm trở thành đề tài. Dù thế với Vụ chăn nuôi, rồi Cục chăn nuôi  Thú y, thì Viện Chăn Nuôi vẫn cứ luôn luôn phối hợp tiếp tục thực hành nhiều nghiên cứu trong nhân dân, kể cả thực nghiệm trong sản xuất   ở mức độ cao dần dần thêm. Đơn cử: quy hoạch xây dựng chuồng trại tập thể nuôi lợn các loại; nghiên cứu và triển khai làm thụ tinh nhân tạo lợn, bò; điều tra cơ bản về các giống gia súc (vốn liếng rất cần thiết mà trong tay ta hoàn toàn hoặc hầu như không có được tư liệu chuẩn xác v.v.) Đến lúc này trình độ đã khác trước, như đưa thống kê sinh vật vào tính toán trong di truyền học và công tác giống; xây dựng các công thức, các môi trường pha chế tinh dịch lợn v.v.v... Thế mà, đến lúc đó, cùng với cái mới, vẫn có cái mới rất cũ như là cho lợn ăn phân trâu để tăng tính thèm ăn, bổ sung sinh tố B12, dù là phân trâu đã được hâm nóng (vẫn kinh nghiệm du nhập từ Trung quốc, do chuyên gia bạn tập huấn và phía Việt Nam đồng ý cho mở rộng)
Từ 1975 đến 1990, tức là sau giải phòng đến khi đổi mới là một thời kỳ (thứ 3) và sau đó từ 1991 đến nay 1 thời kỳ khác, với bước ngoặt khoa học kỹ thuật khác hẳn cả 3 thời kỳ có trước nó.
2. Đặc thù trong ngành chăn nuôi  ở xứ ta:
            a/ Trong thời gian dài, ngành chăn nuôi càng lớn lên, buộc tổ chức phát triển theo và chăn nuôi, thú y từng bước và từng lúc tách nhập, tách nhập; chẳng biết đây có phải là “cây tre trăm đốt không “;có lẽ là ấu trĩ một thời của công tác tổ chức, cũng có thể do bàn tay “phù thuỷ” theo như truyền thuyết, song điều chắc chắn là do những cá nhân có trong tay quyền lực nhưng chưa hiểu được nội dung thực chất của ngành chăn nuôi, dù có ích cho đời nhưng để ngành chăn nuôi “luôn lép vế”, chỉ được coi là ngành phụ. Trong tư tưởng mọi người, và một thời với cán bộ chăn nuôi thú y, nuôi hoài bão và phấn đầu hoài mà không thấy ngành chăn nuôi trở thành ngành chính được. Đến lượt cán bộ thú y cũng muốn tìm lối ra, một số không công nhận thú y chỉ là một  mặt của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi  (dù là viết chữ hoa), theo họ là khó thể quán xuyến đủ ý nghĩa và hoạt động thú y trong đó được.
            Đến khi thành lập Nha Chăn nuôi, rồi cần Viện Chăn Nuôi ra đời, trong một buổi họp quan trọng, chính Bác Hồ đã cho ý kiến và đánh thông tư tưởng cho mọi người để công nhận một chân lý “Nói Chăn nuôi là có Thú y và tổ chức Ngành chăn nuôi luôn bao gồm hai mặt hoạt động Chăn nuôi và Thú y”
b/ Chính các Thú y gia làm thầy giáo dạy về chăn nuôi  ở các cấp học; cũng lại là người đầu tiên soạn ra các sách tuyên truyền về Chăn nuôi. Vì vậy khi Bác Hồ biết tin đồng chí Đặng Trần Dũng – một chuyên gia giỏi về Thú y, cả nước biết tiếng, đã chịu khó soạn một số tài liệu phổ cập về chăn nuôi thú y được nhân dân hưởng ứng và kịp phục vụ. Năm đó là 1952. Bác Hồ được biết chuyện này, đã gửi cho cụ Dũng một thư tay (nguyên văn như sau: “ông Dũng, tôi đã đọc mấy quyển sách về lợn, gà, thỏ của ông, thấy rất thiết thực; tôi khuyên ông tiếp tục viết nữa, để giúp đồng bào trong chăn nuôi” (thư tay của Bác nhưng lại có đóng dấu đỏ).
            Và chính Phòng Thú y Quân đội đã cùng với Viện kháng nhiễm Thú y ngoài sản xuất, thuốc thú y, còn nghiên cứu chế biến thức ăn  “lương khô” dự trữ cho quân đội. Và Phòng Thú y Quân đội đã góp phần không nhỏ, phục vụ tốt cho pháo binh ta đánh thắng, thông qua việc chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn ngựa, lừa kéo pháo ra mặt trận thời kháng chiến chống pháp.
            Rõ ràng là kỹ thuật chăn nuôi của ta được khơi nguồn từ kinh nghiệm chăn nuôi nhân dân “có cả bản sắc dân tộc”, đơn cử như chuồng hai bậc nuôi lợn”, đào hầm trú ẩn nuôi dê, nuôi thỏ chống bom bi, và duy trì những vốn gen quý, thế giới không còn nữa, về một số gia súc, gia cầm (lợn , gà Ri, gà Mèo v.v.). Vốn đầu khoa học kỹ thuật và trí thức này, nhìn từ nhu cầu phát triển chăn nuôi, thì đúng là giản đơn, nghèo nàn, đặt ra yêu cầu ngành Chăn nuôi  sớm trưởng thành trước hết là vấn đề nghiên cứu chăn nuôi.
3. Sự đổi mới về kinh tế xã hội và cách mạng khoa học kỹ thuật toàn cầu có vào được ngành chăn nuôi, thì trước hết phải thông qua hoạt động nghiên cứu (mà cơ sở đầu ngành là Viện Chăn nuôi cùng với những cán bộ được đào tạo lại (cán bộ thú y xưa, hoàn thiện việc học thêm chăn nuôi, mở lớp đặc cách trên đại học cho riêng cán bộ đã có công trình và cống hiến), và phải nhanh chóng có những cán bộ được đào tạo chính quy hiện đại, trình độ sau đại học  ở nước ngoài.
Không có Viện Chăn Nuôi để làm việc này, thì không thể có những  đề tài nghiên cứu hiện đại, về di truyền phân tử, dinh duỡng cho gia súc đến mức cao (không có chất độc tồn dư, có đủ axit amin, và trang thiết bị hiện đại như kiểu “cùng vào cùng ra trong chăn nuôi lợn”. Như tục ngữ Nga: “chậm còn hơn không bao giờ có”, điều này đúng, và với Viện Chăn Nuôi đã cần đến và đã đạt đến một phần sự đổi mới này qua 50 năm (từ 1952 đến 2002). Nghĩ rằng trong việc nghiên cứu chăn nuôi  ở Việt Nam, có quá nhiều vấn đề đặt ra: một đầu là để giải quyết chăn nuôi bền vững với chăn nuôi hộ gia đình và trang trại quy mô nhỏ; đầu khác là nhu cầu của các trang trại lớn và các xí nghiệp, Doanh nghiệp công nghiệp hoá, quy mô lớn. Hãy giữ lấy truyền thống: Viện (là chính) cùng với các Trường và các Vụ, Cục phối hợp nghiên cứu (lúc này có thêm vị trí của Hội Chăn Nuôi Việt Nam, nơi tập hợp khá nhiều trí tuệ và cán bộ đầu đàn đã nghỉ hưu). chăn nuôi, ở cả thú y, trong chỉ đạo cũng như trong nghiên cứu, chúng tôi mong muốn được như Răng và Lợi (có cái nọ, thì mới có cái kia): từ những đợt nhập gia súc, gia cầm đã đang và sẽ còn làm nhiều), chúng ra đã rút ra được kinh nghiệm xương máu.
Tôi chào mừng Viện Chăn Nuôi 50 năm cũng là cái mừng chung cho sự trưởng thành của toàn ngành chăn nuôi. Tôi đang mong có sự chào mừng “Ngày Hội lớn kỷ niệm thành lập của Viện Thú Y” sẽ đến, mà chắc là phải trên 50 năm, vì kể thêm thời gian có nghiên cứu thú y từ thời Pháp thuộc.
Vâng, chúng ra ôn lại lịch sử “cây đời chăn nuôi”; ôn lại để nhớ (tôi khó tán thành với một số người đã nói kiểu văn học “phải học nhớ, để mà. . . quên”
Làm nghiên cứu, cùng 10 đồng chí khác tôi đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II năm 2000. Phần thưởng cao quý này ghi nhận công lao tập thể, trước hết là tập thể cán bộ của Viện Chăn Nuôi, trong đó có sự đóng góp nhỏ bé của tôi trong nghiên cứu. Đến nay, tôi đang làm Tạp chí Chăn nuôi của Hội. Tôi chỉ coi là phần việc tiếp tục, có phần nghiên cứu, có phần tôi tự học thêm và quý trọng sự tín nhiệm của tập thể đồng nghiệp đối với chúng tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét