Trở về

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

50 năm xây dựng và phát triển Viện Chăn nuôi: Những nhân vật tiền bối (phần 2)

.

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

GS.TS. Nguyễn Văn Thưởng

Nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam


Trong những năm công tác trong ngành chăn nuôi và ở Viện Chăn Nuôi, có nhiều việc làm hết sức vất vả và đạt kết quả tốt còn in đậm trong tâm trí của tôi; sau đây là một số việc như vậy.

1. Tham gia có hiệu quả chương trình lai tạo đàn bò lai hướng sữa Việt Nam 

a/ Trong những năm từ 1972-1974, sau khi thành lập Uỷ ban Nông nghiệp Trung Ương, tôi được điều động đến công tác ở Nông trường Quốc doanh Ba Vì - Một Nông trường mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, sản xuất giảm sút, tôi đã tập trung giải quyết mâu thuẫn nội bộ, tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi, dự trữ hàng năm 150 - 200 tấn cỏ khô, trồng thêm 40 - 50 ha cải bắp, 25 - 30 ha mạch ba góc dùng làm thức ăn vụ đông cho đàn bò, đưa sản lượng sữa từ 130 tấn sữa vào cuối năm 1971 đến năm 1973 năm có nhiều khó khăn dồn nén, nhưng sản lượng sữa vẫn tăng, đạt gần 300 tấn sữa và 6 tháng đầu năm 1974 lại cao hơn 6 tháng cùng kỳ năm trước.

Cũng trong thời kỳ ấy đã có sáng kiến bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân cơ khí làm ca đêm từ 6h chiều đến 12h đêm để cắt cỏ phơi khô và giao cho các đội trồng trọt đội nào cắt và thu hoạch được 1,5-2, 0 tấn cỏ và thức ăn xanh thô giao cho các đội chăn nuôi vào trưa ngày 29 hoặc 30 tết sẽ được nghỉ đến ngày 3 tết mới phải đi làm. Do đó sản lượng sữa đàn bò năm sau cao hơn năm trước, nông trường phấn khởi, đoàn kết nội bộ được củng cố, gây được lòng tin đối với cán bộ công nhân Nông trường trong nhiều năm.

b) Tổ chức lại đàn bò của Nông trường theo hướng chuyên môn hoá sản xuất: Đàn bò lai Sind được nuôi riêng ở một đội, chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 25 - 30 con cho phối giống với 4 dòng International, Ceiling, Tauro, Rocky sản xuất đàn bò lai F1 nuôi đến 6 tháng tuổi. Đàn bò lai F1 nuôi ở đội khác lấy sữa và sản xuất đàn bò lai F2 5/8 và F2 3/4 HF. Đây là đội sản xuất sữa chủ yếu của nông trường. Đội thứ 3 được giao nuôi bê lai F2 5/8 và F2 3/4 HF từ 6 tháng tuổi đến trưởng thành vắt sữa và cố định giống, tạo cơ sở ban đầu cho công việc lai tạo đàn bò lai hướng sữa hiện nay.

Năm 1977 khi chuyển nông trường Ba Vì về Viện Chăn Nuôi quản lý, tôi còn kiêm giám đốc nông trường 3 năm 1976 - 1978, củng cố công tác tạo đàn bò lai hướng sữa theo dòng, từ đó có điều kiện kiểm tra năng suất đời sau, để chọn dòng cho bò phối giống tạo đàn bò có sản lượng sữa cao hơn.

Đến các năm 1982-1990 đã có con sinh của các dòng International, Ceiling, Tauro, Rocky đưa vào sản xuất nhân đàn và lấy sữa.

Qua kiểm tra nhận thấy con sinh ra của những đực giống dòng Ceiling số 222, 223, 109 cho năng suất sữa và giá trị giống cao nhất, sau đó là đực giống số 205 dòng Tauro. Những đực giống này được chuyển đến Trung tâm Moncada nuôi dưỡng và lấy tinh sản xuất tinh  đông viên cho phối giống tạo đàn bò lai hướng sữa ở Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và vùng phụ cận đưa sản lượng sữa, bò lai hương sữa từ 2200 - 2500 kg sữa /chu kỳ theo kế hoạch lên đạt bình quân 3100 - 3200 kg sữa /chu kỳ /năm như hiện nay.

2. Xác định phương hướng hoạt động của Viện với tinh thần năng động sáng tạo

a/ Từ năm 1980 trở về trước, là đơn vị nghiên cứu sự nghiệp đã xác định trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, công tác nghiên cứu khoa học, phải dựa vào các nông trường, trạm trại sẵn có của nhà nước và trại chăn nuôi tập thể để tiến hành công tác nghiên cứu, gắn phòng thí nghiệm, trạm trại thí nghiệm với điểm thực nghiệm làm khâu cuối cùng để chứng minh tính chính xác các công trình nghiên cứu cơ bản, lấy nghiên cứu ứng dụng làm chính; nghiên cứu trước mắt với nghiên cứu lâu dài, lấy nghiên cứu phục vụ trước mắt làm trọng tâm. Nhờ đó đã tổ chức và triển khai tốt công tác nghiên cứu chăn nuôi (giống, dinh dưỡng, kỹ thuật và xây dựng điểm thực nghiệm . . .) thời chiến đạt nhiều kết quả đưa vào sản xuất và đón trước những yêu cầu mới của sản xuất cho những kế hoạch các năm sau.

b/ Từ những khó khăn của những năm 1978-1980, xuất phát từ tình hình kinh phí nghiên cứu có hạn, nhưng tiềm năng đất đai, lao động của Viện và các cơ sở của Viện còn lớn, quán triệt nghị quyết 37NQ-TW của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và vận dụng các nghị quyết 25, 26 CP của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) vào công tác nghiên cứu khoa học, phương hướng công tác khoa học và nội dung quản lý khoa học của Viện được xác định là: Gắn công tác nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, trong đó sản xuát kinh doanh tổng hợp, sản xuất ra nhiều sản phẩm xã hội (thịt, trứng, sữa, cá, cây ăn quả . . .)  theo động thái " từ nghiên cứu đến sản xuất thúc đẩy sản xuất có nhiều sản phẩm  và  từ  sản  xuất  trở  ngại  lại tạo thêm nguồn vốn và vật tư (chủ yếu thức ăn chăn nuôi) hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, mở rộng quy mô nghiên cứu, góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân theo dạng liên hiệp khoa học và sản xuất với mục tiêu phấn đấu năm 1982 là năm chuẩn bị, năm 1983 là năm khởi động, năm 1984 là năm bản lề tiến lên giành thắng lợi to lớn trong năm 1985 và những năm sau. Do đó, từ năm 1982 đến 1986, năm vào Viện cũng được khen thưởng, năm sau cao hơn năm trước.

- Năm 1982    : Bằng khen của Bộ Nông nghiệp
- Năm 1983    : Cơ khen của Bộ Nông nghiệp
- Năm 1984: Bằng khen của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng
- Năm 1985: Bức trướng " Đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào nông nghiệp giỏi 1981 - 1985 "
- Năm 1986: Huân chương lao động hạng nhất nhân tổng kết 15 hoạt động của Viện.

Đến cuối năm 1988 khi bắt đầu có cơ chế quản lý kinh tế nhiều thành phần, tất cả các cơ sở (nông trường, trung tâm, trạm) thuộc Viện đã xác định được cơ cấu cây con hợp lý, kết hợp nghiên cứu với sản xuất và sản xuất kinh doanh tổng hợp làm cho khối Viện hàng năm tiến bước vững chắc, không còn khó khăn về kinh phí như những năm trước. Đến thời điểm này Viện đã có 3 nguồn vốn (vốn nghiên cứu khoa học theo phương thức gắn thu bù chi, vốn vay của nhà nước có sản phẩm đảm bảo và vốn tự có do  tích luỹ theo phương châm nghiên cứu gán với sản xuất) và ba quỹ: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ tái sản xuất. Ngoài ra còn dự trữ cho năm sau khoảng 200 tấn thức ăn chăn nuôi cho Viện không gặp khó khăn lớn khi chuyển từ kinh tế thời bao cấp sang kinh tế thị trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét