Trở về

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

50 năm Viện Chăn nuôi: Sự kiện và con người (phần 9)

.

NHỮNG ĐIỀU SUY NGHĨ VÀ NHỚ LẠI

 KS. Trần Doãn Hối

Nguyên Trưởng Phòng khoa học tổng hợp - Viện Chăn nuôi


Năm 1963, Viện khoa học Nông nghiệp được thành lập. Viện tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học của hai viện: Khảo cứu trồng trọt và khảo cứu chăn nuôi được thành lập năm 1952, nhưng đến năm 1956 thì nhập vào một tổ chức đó là Học Viện Nông lâm vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu.

Cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp được tuyển lựa từ Học Viện Nông lâm, lãnh đạo Viện có các ông Bùi Huy Đáp (Viện trưởng) và hai ông Lương đình Của, Phạm Văn Thích (viện phó), Viện có 4 ban nghiên cứu: Trồng trọt, Cơ khí, Chăn nuôi thú y, Kinh tế nông nghiệp.

Ban Chăn nuôi thú y do ông Tô Luận (thú y sĩ Đông Dương) làm trưởng ban và ông Trần Thế Thông (tiến sĩ đại học ngành chăn nuôi Pháp) làm phó ban.

Sau 6 năm hoạt động, Ban chăn nuôi thú y được tách đôi để lập hai Viện: Viện Chăn Nuôi và Viện Thú Y.

Vào năm 1963, Ban Chăn nuôi thú y có số cán bộ nghiên cứu khoảng 40-50 người, bộ phận chăn nuôi có khoảng 20 cán bộ, chia ra 3 bộ môn:

- Bộ môn thức ăn: Lê Sinh Tặng – Trưởng Bộ môn
- Bộ môn kỹ thuật: Trần Thế Thông – Trưởng Bộ môn
- Bộ môn giống gia súc: Trần Doãn Hối – Trưởng Bộ môn

Hoạt động của tổ bò bộ môn giống gia súc:

            Bộ môn giống gia súc thành lập năm 1963 có 4 tổ

-     Tổ lợn: Phạm Hữu Doanh – Tổ trưởng
-     Tổ gia cầm: Tạ An Bình – Tổ trưởng
-     Tổ bò: Trần Doãn Hối – Tổ trưởng
-     Tổ thụ tinh nhân tạo: Nguyễn Tấn Anh – Tổ trưởng

Tổ bò từ lúc thành lập tiến hành nghiên cứu đề tài “Chọn lọc nhân thuần bò lai sind”, tiến hành tại đội 2 nông trường Ba vì và đề tài “Nghiên cứu tạp giao bò Lang Trắng đen với bò lai Sind tạo ra các thế hệ lai F1 và F2 khai thác sưã, tiến hành tại đội 1 Suối Bơn Nông trường Ba Vì.

Từ các kết quả nghiên cứu bộ môn đã xây dụng được hai báo cáo khoa học:

-   1)  "Đặc điểm bò lai Sind về ngoại hình và tính năng sản xuất"
-    2)  "Đặc điểm bò lai F1, F2 giữa bò lang Trằng đen và bò lai Sind về ngoại hình và tính năng sản xuất."

Từ các kết quả nghiên cứu trên, đã khẳng định chọn lọc nhân thuần đàn bò lai Sind sản xuất đực giống tốt để cải tạo đàn bò vàng, tạo ra bò nền lai Sind, đồng thời cũng khẳng định con đường lai tạo bò sữa Việt Nam là con đường tạp giao giữa bò sữa Lang Trắng Đen và bò lai Sind, gạt bỏ hẳn biện pháp lai trực tiếp giữa bò cao sản ôn đối với bò vàng Việt Nam. Để cải tạo đàn bò vàng tốt, cần nhập nội bò Sind hoặc tinh bò Sind, ngoài ra cũng có thể dùng một số giống bò Zebu khác.

Từ ngày con bê lai kết quả tạp giao giữa bò Lang Trắng đen, với bò lai Sind ra đời tại Nông trường Ba Vì vào tháng 6/1960 đến nay năm 2002, đã 42 năm đàn bò lai vắt sữa đã có 35.000 con, trong đó đàn bò của Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chiếm 70%.

Năm 2000, Nhà nước đã trao giải thưởng khoa học và công nghệ cho công trình nghiên cứu bò lai hướng sữa.

Công trình lai tạo bò sữa được đặc biệt mở rộng  ở Tp Hồ Chí Minh trong 2 thập kỷ 80 và 90 nhờ có các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, và sự thu mua hết sữa do các nhà chăn nuôi sản xuất ra của Công ty Vinamilk.

Với đàn bò sữa 35.000, công tác nghiên cứu và lai tạo tỏ ra bất cập trong việc quản lý đàn bò sữa về mặt giống, công tác khuyến nông cũng chưa đủ cán bộ chuyên môn lành nghề để hướng dẫn cách nuôi dưỡng đúng và chữa bệnh kịp thời, đặc biệt việc nuôi dưỡng đàn bò, mất càn đối ngiệm trong giữa thức ăn xanh và thức ăn tinh (thiếu thức ăn xanh). Trong những năm tới diện lai tạo đàn bò sữa sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Cơ quan nghiên cứu cần phối hợp với các Sở Nông nghiệp tổ chức tốt công tác quản lý giống, theo dõi chặt chẽ và đánh giá được kết quả của các con lai tạo ra theo công thức lai giữa bò lai Sind với bò Hà Lan, hoặc với một số giống bò cao sản khác mà Bộ Nông nghiệp cùng với các địa phương có chủ chương nhập vào. Mỗi bò cái vắt sữa lai tạo ra cần được mang số và theo dõi ít nhất 5 kỳ vắt sữa đầu, mỗi tháng cân đo lượng sữa vắt ra trong ngày một lần, đồng  thời phân tích lượng mỡ trong sữa. Mỗi kỳ cho sữa cần cân đo 10 tháng, tức là đo lượng sữa 10 lần, cách nhau khoảng 30 ngày. Việc theo dõi số lượng bò rất lợn cần thống nhất cách cân đô lượng sữa và kiẻm tra tỷ lệ mỡ trong sữa.

Trong những năm 60, Bộ môn giống gia súc rất coi trọng công tác điều tra cơ bản về các giống gia súc. Đã tổ chức điều tra cơ bản các giống lợn , Móng Cái, Mủo, Mường Khương, điều tra cơ bản đàn bò lai Sin và thu thập các tài leieụ điều tra cơ bản đàn bò Nghệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Cao Bằng, bò Mỡo, điều tra cơ ản giống trâu các tỉnh, điều tra giống dê Cỏ  ở Hà Nam, Sơn La.

Qua điều tra cơ bản, thấy rõ các đặc điểm của các giống gia súc nước ta, trên cơ sở đó đề ra chủ trương lai kinh tế lợn, và đề ra phương hướng chọn lọc lai tạo để nâng cao khả năng sản xuất của đàn gia súc nước ta, đề ra chủ trương Sinh hoá bò vàng, tạo bò lai hướng sữa bằng con đường tạp giao giữa bò sữa ôn đới với bò lai Sind.

Công tác giống cũng đặc biệt chú ý nghiên cứu các tiêu chuẩn chọn lọc giống. Một số tiêu chuẩn chọn lọc giống đã được xây dựng và đem áp dụng tại các vùng giống: tiêu chuẩn lợn , lợn Móng Cái, bò lai Sind.

Quản lý công tác nghiên cứu khoa học
 
Phòng Kế hoạch khoa học, thường gọi là phòng Khoa học, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học. Đề tài nghiên cứu do các Bộ môn lập ra theo sự chỉ đạo của viện trưởng, phòng Khoa học tập hợp lại thành kế hoạch nghiên cứu hàng năm của Viện, Vụ Khoa học Bộ Nông nghiệp quản lý kế hoạch của các Viện và xem xét để Bộ cấp kinh phí nghiên cứu cho các Viện.


Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn cho Viện trưởng trong việc thông qua các thủ tục nghiên cứu, kiểm tra định kỳ các bộ môn về việc tiến hành các đề tài, và khi đề tài đã hoàn thành, báo cáo khoa học đã được xây dựng, Hội đồng khoa học sẽ họp để duyệt các báo cáo Khoa học đó, tức là đánh giá và công nhận các kết quả nghiên cứu trình Bộ Nông nghiệp xét công nhận đem vào phục vụ sản xuất.


 
Tất cả các thủ tục nghiên cứu, báo cáo khoa học của từng đề tài được lưu giữ tại Phòng Khoa học. Phòng Khoa học còn quản lý thư Thư viện của Viện. Thư Viện gồm hàng trăm tài liệu, tạp chí, sách chuyên môn của trong và ngoài nước để cán bộ nghiên cứu đến đọc, tra cứu nhằm nâng cao kiến thức cập nhật kiến thức, phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài.

Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học phải có thủ tục nghiên cứu. Đề tài nào cũng phải được Hội đồng khoa học duyệt thủ tục mới được tiến hành nghiên cứu.

Yếu tố để một đề tài nghiên cứu khoa học chăn nuôi thành công bao gồm:

- Có cán bộ chủ trì đề tài vạch ra được thủ tục nghiên cứu thí nghiệm đúng nhằm giải quyết được yêu cầu do sản xuất đề ra
- Có cán bộ thực hiện đề tài, được huấn luyện chú đáo có đủ khả năng, trình độ bố trí thí nghiệm theo thủ tục, nuôi dưỡng quản lý đàn gia súc thí nghiệm, thu thập được số liệu nghiên cứu khoa học chính xác.
- Cần có phương pháp tính toán các số liệu thu thập được để kết quả nghiên cứu có được chấp nhận hay không.
- Viết báo cáo khoa học, căn cứ vào số liệu thu thập được, dựa theo mục đích yêu cầu đặt ra, nếu ra những kết luận khoa học của đề tài.

Từ ngày thành lập Viện chăn nuôi đến nay đã được 50 năm, 10 năm đầu hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tiến hành được mấy, thời kỳ quan trọng của Viện là 15 năm tiếp theo (1963-1978), 6 năm thành lập Ban Chăn nuôi thú y và 10 năm đầu xây dựng Viện Chăn Nuôi. Đó là những năm chuẩn bị ban đầu tạo điều kiện cho Viện tiến mạnh trong 25 năm tiếp theo. Trải qua 50 năm., Viện đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và trưởng thành, đã đào tạo được một đội ngũ khoa học có trình độ có thể nghiên cứu giải quyết các vấn đề do sản xuất đề ra. Nghiên cứu khoa học của Viện đã đáp ứng yêu cầu từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên nhiều lĩnh vực chăn nuôi: chăn nuôi heo theo hướng nạc, nuôi bò lai hướng sữa, nuôi vịt thịt, vịt trứng, nuôi dê sữa v.v. Viện đã xây dựng được một hệ thống các Trung tâm nghiên cứu các loại gia súc và thức ăn gia súc trải rộng rừ Bắc đến Nam, đầu tư mua sắm được nhiều thiết bị nghiên cứu hiện đại để nghiên cứu các công nghệ sinh học chăn nuôi phục vụ cho việc chọn lọc, lai tạo, nhân giống và sản xuất thức ăn.

Trước yêu cầu mới Viện đã có kế hoạch tăng cường hơn nữa đào tạo các cán bộ có tài và có tâm huyết với sự nghiệm nghiên cứu khoa học chăn nuôi, hiện đại hơn nữa các thiết bị nghiên cứu, làm cho sự nghiệm khoa học của Viện tiến bộ không ngừng đuổi kịp với trình độ khu vực và thế giới.

Thời kỳ chúng tôi công tác  ở Viện (1963-1978) là thời kỳ ban đầu vừa nghiên cứu vừa xây dựng. Vào thời kỳ này cơ sở vật chất mới bắt đầu tạo dựng, đội ngũ cán bộ mới tuyển chọn, công tác nghiên cứu khoa học mới tiến hành lần đầu trong điều kiện chiến tranh chống Mỹ, nhiều đề tài phải dựa vào Hợp tác xã và nông trường, nhưng tất cả cán bộ của Viện đều vượt qua mọi khó khăn cùng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do Viện giao cho.

Đó là một thời kỳ huy hoàng đẹp đẽ, tất cả cán bộ thương yêu nhau hết mực đoàn kết giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ. Đó là thời kỳ để lại những kỷ niệm sâu sắc, mỗi người ai cũng cố hết sức mình để tạo dựng một cơ sở ban đầu nhằm xây dựng được Viện Chăn Nuôi quốc gia quy mô to lớn sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét